songbienvt
1. Ý nghĩa của câu “Áo gấm đi đêm”.
2. Xuất xứ của câu “Áo gấm đi đêm”
3. Khái niệm về gấm, vóc, lụa, là.
4. Vài khái niệm
có liên quan đến chữ “gấm”:
II- Nội
dung:
1- Ý nghĩa của câu “Áo gấm đi đêm”
“Áo gấm
đi đêm” là một thành ngữ, ngụ ý chế giễu những hạng giàu sang mà dốt nát (trọc
phú) , không biết dùng người, không biết dùng của, khoe khoang, lố bịch, đáng ghét. Câu thành ngữ
này còn có ý là: cái đẹp (áo gấm) đem ra phô diễn hoặc dùng không đúng lúc (ban
đêm thay vì ban ngày), thì cái đẹp ấy kém giá trị, chẳng có nghĩa gì; ví như mặc
áo gấm đẹp rực rỡ, quý giá, sang trọng, mà đi vào ban đêm thì cái áo gấm đẹp đẽ
ấy cũng trở thành bình thường như bao cái áo khác.
Riêng ý nghĩ của tôi (songbienvt) câu thành ngữ này còn có ý muốn nhắn nhủ người đời, việc gì ví như "áo gấm đi đêm" hẳn là một việc đáng hồ nghi, cần phải lưu tâm suy xét về tính chân thật. Mặt khác câu thành ngữ này có thể hiểu là một sự chia sẻ với một điều đáng tiếc, ví dụ như ai đó có tài năng chân chánh nhưng thiếu phương tiện, thiếu điều kiện để phát huy, thì xã hội sẽ không biết đến tài năng ấy, cũng giống như người mặc chiếc áo đẹp mà đi trong đêm tối, không ai nhìn thấy, không ai biết đến giá trị thực sự của chiếc áo đẹp kia.
Riêng ý nghĩ của tôi (songbienvt) câu thành ngữ này còn có ý muốn nhắn nhủ người đời, việc gì ví như "áo gấm đi đêm" hẳn là một việc đáng hồ nghi, cần phải lưu tâm suy xét về tính chân thật. Mặt khác câu thành ngữ này có thể hiểu là một sự chia sẻ với một điều đáng tiếc, ví dụ như ai đó có tài năng chân chánh nhưng thiếu phương tiện, thiếu điều kiện để phát huy, thì xã hội sẽ không biết đến tài năng ấy, cũng giống như người mặc chiếc áo đẹp mà đi trong đêm tối, không ai nhìn thấy, không ai biết đến giá trị thực sự của chiếc áo đẹp kia.
Từ xưa
đến nay gấm luôn luôn là một sản phẩm dệt có giá trị cao bởi chất lượng tốt và
vẻ đẹp sang trọng, rực rỡ, vì vậy gấm rất đắt tiền. Thưở xưa, người nghèo không
có đủ tiền mua áo gấm mà áo gấm chỉ có trong những nhà quan quyền, phú hộ hoặc vua
ban thưởng cho những người có công lao lớn, ví dụ như quan quân đánh trận thắng
giặc trở về, hoặc khi học trò xưa đi thi đỗ trạng nguyên, khi vinh quy bái tổ
được vua thưởng nhiều thứ trong đó có áo gấm. Trạng nguyên mặc áo gấm ấy đi về
làng, dân làng nhìn thấy tận mắt thì mới tin là sĩ tử kia đã đỗ đạt. Có áo gấm ấy
là có thêm sự vinh hiển hơn người khác nhờ vào công lao học tập chuyên cần. Có
sách còn chép rằng cha mẹ của người đỗ trạng nguyên xưa cũng được vua ban cho
áo gấm để tưởng thưởng cho công lao khó nhọc của cha mẹ đã nuôi con ăn học
thành tài, có ích cho nước cho dân.
2. Xuất xứ của câu: “Áo gấm đi đêm”
Theo sách
“Điển hay tích lạ” của Nguyễn Tử Quang, thì thành ngữ “Áo gấm đi đêm” dịch
nghĩa từ câu Hán văn: “Ý cẩm dạ hành”, xuất
xứ từ một câu chuyện lịch sử của nước Trung Hoa, thời Hạng Võ chiếm đất Quang
Trung (Trung Quốc). Câu “Ý cẩm dạ hành” nằm trong bài hát trẻ con Trung Hoa thời
xưa do một mưu sĩ của Lưu Bang có tên là Trương Lương đời Tây Hán đặt ra. Nội dung bài hát ấy như sau: "Kim hữu nhứt nhân, cách bích diêu linh chỉ văn kỳ thinh, bất kiến kỳ hình; phú quý bất huờn
hương, như ý cẩm dạ hành" (Nghĩa là: "Nay có người cách vách
rung lục lạc chỉ nghe tiếng mà không thấy hình; giàu sang mà không về xứ, như áo gấm mặc đêm")
Nguyên, Sở Hạng Võ chiếm đất Quang
Trung là đất hưng vương, núi non hiểm trở; còn Hán Lưu Bang vì thế lực yếu nên
phải bị đày vào đất Bao Trung.
Có một người danh tính là Trương Lương, tự Tử Phòng, người nước Hán vốn là tay mưu sĩ của
Lưu Bang, muốn tìm cách làm cho Hạng Võ bỏ đất Quang Trung để Lưu Bang trở lại
chiếm giữ. Trương Lương liền
giả làm một đạo sĩ mắc bịnh phong ma, nói điên, nói cuồng. Lưng buộc tiền
đồng, tay áo đựng trái lê, gõ mõ đi khắp đường, khi ở chùa chiền, đình miếu,
khi thì lang thang ở phố phường, vảy tiền hoặc liệng trái lê cho bọn trẻ chạy
theo xem. Trước lũ trẻ chưa quen còn ở xa, dần dần chúng không còn sợ sệt nữa
nên xáp lại gần.
Trương Lương ngắm trong lũ trẻ ấy có đứa thông minh mới dắt lần
vào miếu vắng người, lấy bánh và tiền cho, rồi dạy nó hát: "Kim hữu nhứt nhân, cách bích diêu linh, chỉ văn kỳ thinh bất biến
kỳ hình; phú quý bất huờn hương như ý cẩm dạ hành". Khi đứa bé thuộc
làu, Trương Lương bảo nó trở về truyền lại cho những đứa khác, và dặn nếu có ai
hỏi thì bảo là trời dạy. Đứa bé vâng lời. Chẳng bao lâu lời hát đó được phổ biến khắp cả xóm. Nó lại thấu đến tai vua Sở. Hạng Võ nghĩ đó là trời xuống diêu ngôn. Câu: "Kim hữu nhứt nhân" là ám chỉ nhà vua. Còn câu: "Cách bích diêu linh, chỉ văn kỳ thinh bất biến kỳ hình" là nói nhà vua tuy đã có danh tiếng nhưng chưa được truyền rộng ra. Câu cuối: "Phú quý bất huờn hương như ý cẩm dạ hành" là có ý muốn nói nhà vua tuy đã được thiên hạ mà chẳng về xứ sở thì cũng như mặc áo gấm đi đêm.
Vì nghĩ thế nên nhà vua cho khởi công kiến thiết lại Bành Thành là cố hương của nhà vua và chọn ngày dời đô.
Hạng Võ đã mắc kế Trương Lương vì một câu hát.
Một câu chuyện khác có nhắc đến chiếc
áo gấm của sĩ tử ngày xưa
Có một người học trò học dốt, nhưng hay khoác lác. Chàng ta nói với vợ:
Có một người học trò học dốt, nhưng hay khoác lác. Chàng ta nói với vợ:
- Ta
phen này đi thi nhất định đỗ. Nhà (tiếng gọi vợ hoặc chồng) rồi
sẽ thấy, ta sẽ có áo gấm mặc về làng, cả làng ra đón. Bọn quan lại nhãi nhép ở
cái tổng này phải ra mà cúi lạy ta. Lúc ấy ta thật là danh giá, mình cũng thơm
lây.
Người
vợ chẳng chút nghi ngờ, nàng vẫn ngày đêm tần tảo lo toan cho chồng ăn học và
mong có ngày chồng đỗ đạt cho cả nhà vinh hiển.
Kỳ
thi đến, chàng trai khoác lác kia không học đến bến, trượt đầu nước. Nghĩ lời
ngày nào đã trót hãnh diện với vợ rằng sẽ được ban áo gấm, nên chàng xấu hổ lắm
không dám về làng. Nhưng đi đâu cho được, chàng ta đành làm thân với một người
học trò thi đỗ đã được bổ làm quan, mượn cái áo gấm. Anh chàng mừng lắm, nhưng
không biết mặc nó vào lúc nào để về làng. Mặc ban ngày thì không tiện, sợ có
người biết mình thi trượt sẽ kêu quan. Anh ta đành chờ đêm tối, mặc áo gấm vào
rồi lẻn về nhà. Về đến nhà, vợ thấy chồng mặc áo gấm mới lấy làm vinh dự lắm.
Đoạn nàng nói với chồng:
-
Sáng mai, tôi sẽ mời nội ngoại đến nhà mình, ta ăn mừng thầy nó được ban áo
gấm.
Anh
chàng sợ, sáng ra mới cởi áo cất vào tay nải. Người trong làng được tin kéo đến
đông lắm. Người thì mừng cho anh chàng nọ, kẻ thì hiếu kỳ muốn được xem áo gấm
thực hư thế nào. Chờ mãi, sốt ruột, một người bảo:
- Áo
gấm đâu, mặc vào cho cả làng thơm lây.
Anh
chàng học trò nọ, mới lúng túng nói:
- Áo
gấm của tôi, vua ban chỉ được mặc đi đêm thôi.
Biết
chuyện, từ bấy làng có câu:
Vẻ vang gì áo gấm đi đêm
Khác gì cái mảnh chăn mền vắt vai.
(Theo Đi tìm điển tích
thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông Tấn)
3. Khái niệm về gấm, vóc, lụa, là.
a) Gấm:
là thứ hàng được dệt bằng tơ nhiều màu,
có hình hoa lá. Các cụ kể lại rằng, loại vải gấm rất đẹp và tốt, mình hàng dày
hơn các loại lơ lụa khác.
b) Vóc:
là hàng dệt bằng tơ, bóng, mịn, có hoa
c) Lụa:
là hàng dệt bằng tơ, mỏng, mềm và mịn
d) Là:
hàng dệt bằng tơ nõn, có những đường dọc nhỏ đều nhau, thường được nhuộm đen,
ví dụ thưở xưa có khăn là màu đen tuyền.
4. Một vài
khái niệm có liên quan đến chữ “gấm”:
Gấm, dịch
từ chữ Hán là chữ “cẩm”, ví dụ chữ “cẩm tú” nghĩa là “gấm thêu”; câu nói thường
nghe là “Việt Nam sơn hà cẩm tú” có nghĩa là “sông núi Việt Nam đẹp như gấm
thêu”.
- Cẩm
bào: là áo dài gấm, ống tay rộng, của quan lại phong kiến
- Cẩm y
vệ: là lực lượng cận vệ mặc áo gấm. Đây là tổ chức tình
báo kiêm sát thủ của hoàng đế Trung Hoa hoặc Việt Nam xưa, nhằm
bảo vệ ngôi vị cho hoàng đế, hoạt động cực kỳ bí mật và độc ác, chỉ chịu lệnh trực tiếp từ
hoàng đế. Do đó, các hoạt động điều tra và thi hành án của Cẩm Y Vệ đối với kẻ
tình nghi cực kỳ bá đạo và là nỗi khiếp đảm của quan lại cũng như dân thường. Trong suốt thời nhà
Minh (Trung Quốc), lực lượng Cẩm y vệ đã gây
ra rất nhiều vụ án bí ẩn, làm hàng chục, hàng trăm ngàn người chết oan.
- Cẩm
nhung hoặc cẩm châu: là hàng dệt bằng tơ, rất nhẹ, trên mặt có điểm hoa nhỏ (cẩm là đẹp, nhung là thứ vải dệt bằng
tơ)
- Cẩm
nang: có 2 nghĩa:
1.
Túi bằng gấm trong truyện cổ tích, có chứa những lời khuyên bí ẩn, khi gặp khó
khăn, nguy nan dở ra xem sẽ có cách giải quyết.
2.
Sách ghi những điều hướng dẫn cần thiết .
- Cẩm
thạch: là đá đẹp (thạch là đá, cẩm là đẹp), hay còn gọi là đá hoa, môt loại đá
vôi bị biến chất, kết tinh cao độ, thường có vân rất đẹp. Đá hoa (cẩm thạch)
khác với đá hoa cương. Đá hoa cương là granit, rất cứng, gồm nhiều hạt khoáng vật
khác nhau, thường dùng làm vật xây dựng cho các công trình đẹp.
- “Cẩm”
còn là cách gọi viên cảnh sát trưởng thời Pháp thuộc ở Việt Nam. Sở cẩm là sở cảnh
sát thời Pháp thuộc.
- Cẩm
lai: không liên quan đến vải vóc vì là một loại cây rừng cùng họ với trắc; loại gỗ cẩm lai nặng và rắn, lõi màu
đỏ hay màu vàng, có nhiều vân.
Bài của: Songbienvt